Thảm họa được xếp thứ tự theo Thang độ sự cố Hạt nhân Quốc tế (INES -International Nuclear Event Scale), gồm 7 bậc, từ 4 đến 7 là thảm họa, từ bậc 1 đến 3 là sự cố, cấp 0 là an toàn.
1. Sự cố nhà máy điện Chernobyl (Liên Xô cũ)
Sự cố nhà máy điện Chernobyl (nay là Uckaina) xảy ra ngày 26/4/1986, xếp bậc 7 INES. Đây là sự cố tồi tệ nhất trong ngành điện hạt nhân của nhân loại, do sai lầm thiết kế và điều khiển của con người.
Vụ nổ có áp lực mạnh đến nỗi thổi bay cả phần nóc tháp phản ứng số 4 nặng hàng nghìn tấn, gây phát tán lượng phóng xạ cực kỳ mạnh vào môi trường, mặc dù trước khi xảy ra sự cố công suất của lò đã giảm khoảng 25%, còn nhiệt độ cũng đã giảm sau khi đạt mức 3.600oF (1.982oC).
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA) công bố 2005, có 56 người chết, 46 người trong đó có 9 trẻ em chết liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp, 206.000 người đã phải sơ tán gấp.
Cũng theo báo cáo của IAEA thì dự tính có khoảng 4.000 người khác có thể bị tử vong vì những căn bệnh dài kỳ liên quan đến chất phóng xạ. Còn theo số liệu của tổ chức Hòa Bình Xanh và WHO thì con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Mặc dù bị sự cố nhưng Chernobyl vẫn hoạt động thêm 14 năm nữa, chỉ đóng cửa vào năm 2000 do sức ép quốc tế bởi trong vòng bán kính 30 km vẫn còn có những nơi có mức độ nhiễm phóng xạ rất cao.
Sự cố lò số 4 nổ vào lúc 1h23 phút giờ địa phương, thứ Bảy ngày 26/4/1986, chỉ hai ngày sau bụi phóng xạ đã phát tán và có mặt tại các nước bắc u như Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan, mặc dù các quốc gia này cách Ucraina tới trên 1.600km.
2. Kyshtum
Nhà máy điện hạt nhân Kyshtum thuộc Liên Xô cũ, nay là địa phận LB Nga bị sự cố ngày 29/9/1957, xếp mức 6 thang độ INES.
Đây cũng là bài học đắt giá cho Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc trong cuộc đua năng lượng với Mỹ, nhất là khi kiến thức và kinh nghiệm còn chưa hội tụ đủ.
Hệ thống chứa được xây dựng vào năm 1953 nhưng do quá nhiệt buộc người ta phải xây dựng thêm hệ thống làm mát nhưng do thiết kế và xây dựng kém nên cuối cùng đã xảy ra sự cố đắt giá nói trên.
Cuối tháng 9/1957, hệ làm mát trong thùng chứa 70 tấn chất thải phóng xạ hoạt động trục trặc, nhiệt độ bắt đầu tăng, đây chính là nguyên nhân gây nổ và rò rỉ chất phóng xạ, tạo ra những đám mây phóng xạ trải dài hàng trăm dặm về phía Tây Bắc, buộc 10.000 người phải sơ tán gấp, nhiều người mắc bệnh ung thư da, số người chết ước tính bởi các dạng bệnh ung thư lên tới trên 200 người.
3. Nhà máy điện nguyên tử Windscale Fire
Sự cố nhà máy điện nguyên tử Windscale Fire, của Anh xảy ra vào ngày 10/10/1957, thang độ 5 INES. Đây là vụ tai nạn xảy ra đột xuất sau khi nhà máy vận hành ổn định trong vòng nhiều năm.
Sự cố bắt đầu khi nhiệt độ lò phản ứng tự nhiên tăng đột ngột trong khi thực tế lại phải giảm, song những người vận hành lại cho rằng đây là lỗi của thiết bị và do sự chủ quan nên khi lửa bốc cháy họ đã dùng nước dập nên càng làm cho tình thế thêm trầm trọng hơn.
Giải pháp tiếp theo để dập tắt ngọn lửa cũng không thành, hậu quả làm cho cả một vùng rộng lớn bị nhiễm phóng xạ, ước khoảng 200 người bị bệnh ung thư, nửa số này là thể nặng.
Do tính chất nghiêm trọng nên chính phủ của thủ tướng Anh hồi đó là Harold Macmillan đã cố tình che giấu, nhưng chất phóng xạ đã lan tràn hàng trăm dặm sang cả các quốc gia vùng Bắc u.
4. Thảm họa Three Mile Island
Nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island gần Harisburg Pennysylvania xếp thang độ INES 5 xảy ra ngày 21/3/1979, được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ vì nó xảy ra chính trung tâm dân cư đông đúc, thủ phủ của bang.
Sự cố bắt đầu từ một nguyên nhân rất đơn giản khi một van giảm áp hoạt động không đúng chức năng, không đóng được, làm cho nước làm lạnh thải ra và gây tình trạng quá nhiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét