Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Cách giáo dục kỳ quặc làm nên con người Nhật như thế nào?

Nếu các bạn biết về người Nhật, những con người của nền nếp, ngăn nắp thì hẳn bạn cũng tò mò không hiểu họ đã giáo dục trẻ bằng phương pháp gì?
Nghe cách dạy trẻ mẫu giáo ở Nhật mà ban đầu tôi đã há hốc mồm và thấy hơi phi lý. Nhưng thật lạ là càng ngẫm càng thấy phương pháp của họ thật tuyệt vời.
Cách dạy trẻ ở mẫu giáo Nhật Bản
Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã có 1 năm học tập tại trường mầm non quê nhà. Nói vậy để biết rằng chúng tôi không hề xa lạ gì với cách giáo dục trẻ tại trường mầm non. Tuy nhiên, những gì tôi được nhìn thấy, trải nghiệm ở xứ Hoa Anh Đào vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:

Thứ nhất, Nhiều túi một cách kỳ lạ

Ngay ngày đầu nhập học, tôi đã ngợp khi cô giáo của bé nhà tôi giải thích rằng cần rất nhiều túi cho cháu với đủ loại kích cỡ. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Sau đó, các cô còn cẩn thận dặn dò: Túi A phải dài như vầy, rộng như vầy, túi B phải dài như vầy, rộng như vầy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F. Quả thật lúc đó tôi hơi bị ngợp chỉ biết mắt chữ "O" mồm chữ "A". Một số nhà trẻ thậm chí còn yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con.
Trẻ em Nhật Bản nhiều túi một cách kỳ lạ

Cũng phải mất 2 năm học của cháu tôi mới làm quen được với thói quen sử dụng các loại túi này, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.

2. Tất cả những chiếc túi trên đều do trẻ con xách. Người lớn không phải mang gì cả.

Đây mới chính là cảnh tượng khiến tôi shock nhất: Khi đưa con đến trường hoặc đón con về, tôi nhận thấy rằng tất cả các phụ huynh khác, có thể là cha, mẹ, hoặc ông bà, luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) như tôi đã đề cập ở trên được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa đi rất nhanh!
Chúng ta thì sao? Có lẽ do thói quen hoặc có lẽ là do văn hóa riêng mà chúng ta thường làm thay con trẻ. Bản thân tôi cũng thường mang túi xách cho con, và Tiantian thì đi tay không. Chỉ vài ngày sau, Tôi và cô giáo của bé có một cuộc trò chuyện nhỏ: "Mẹ Tiantian, ở trường, cô bé tự làm hết mọi thứ một mình..." (Người Nhật họ thường chỉ nói nửa câu, nửa câu còn lại để bạn tự hiểu). Tôi ngay lập tức nhận ra rằng cô đang có ý muốn hỏi về tình hình ở nhà của Tiantian, nhưng khi nhìn thấy tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo tiếp tục, "...tự xách túi đi học là một ví dụ...". Sau lời nhắc tế nhị này, những lần sau đến trường tôi để con bé tự xách đồ của bé.
Tại buổi họp phụ huynh, tôi nói với mọi người rằng ở đất nước tôi phụ huynh thường thực hiện tất cả mọi thứ cho con mình. Đến lượt các bà mẹ Nhật Bản “choáng váng”. Đồng lòng như một, họ hỏi: "Tại sao?"
Tôi cũng tự hỏi tại sao? Phải chăng người Nhật họ không thương con mình như chúng ta?

3. Thay quần áo liên tục

Trường mẫu giáo Nhật của Tiantian có đồng phục riêng. Khi Tiantian đến lớp, bé phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, con phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thực sự rất phiền toái.
Khi Tiantian còn học Lớp hoa cúc, bé thay quần áo rất chậm và tôi không thể không giúp con một tay. Nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng tất cả các bà mẹ Nhật Bản đều đang đứng sang một bên, không ai giúp đỡ con mình cả. Tôi từ từ thấy rằng việc thay quần áo tưởng như “kì quặc” này cũng góp phần giáo dục con cái biết tự lập và độc lập trong cuộc sống. Thông qua những việc ở trường như thay quần áo, gắn “sao” hàng ngày, treo khăn tay lên giá…những đứa trẻ này bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.

4. Mặc quần đùi vào mùa đông

Trẻ em Nhật Bản mặc quần short (quần đùi) kể cả trong mùa đông, bất kể trời lạnh đến  thế nào. Bố mẹ tôi ở nhà rất lo lắng, và liên tục nhắc nhở tôi cần nói chuyện với giáo viên về vấn đề này, bởi vì con tôi không như trẻ Nhật, không thể chịu lạnh được.
Các mẹ hẳn ai cũng hiểu một điều là, khi con trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo, bé sẽ ốm, sẽ ho, sẽ hắt xì sổ mũi liên miên. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật Bản về vấn đề này, câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. "Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi gửi con đến học mẫu giáo là để bị bệnh."
Nhìn thấy sức khỏe của con thay đổi và dần thích ứng với các điều kiện khác nhau, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta không nên làm hỏng con mình bằng việc bao bọc chúng quá kỹ càng.

5. Giáo dục hỗn hợp

Chúng ta thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Ở Nhật thì khác.
Tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Khi mới vào học, Tiantian bắt đầu với Lớp hoa cúc, sau đó là Hoa Lily, bây giờ bé đã là một trong những "chị cả” của trường, học lớp Hoa Violet. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào.
Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có "anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.

6. Giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói “cảm ơn”.

Ở nước ta trẻ em học mầm non phải học số, chữ cái, vẽ, hát, .. còn trẻ em Nhật hoàn toàn khác. Chúng không được giáo dục trí tuệ, không sách giáo khoa mà thay vào đó là vài quyển sách ảnh được cập nhật theo tháng. 
Vậy ở trường mầm non Nhật bản trẻ được được dạy gì?
Chúng học cách mìm cười và nói cảm hơn.vì theo quan niệm của họ "bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là quan trọng. Một cô gái có nụ cười tươi luôn là người đẹp nhất" và câu nói "cảm ơn" cực kỳ quan trọng. 
Phải thấy rằng tất cả những gì được coi là quan trọng ở Nhật thì ở nước lại đều bị "lơ". Tuy nhiên tôi để ý là, sau 3 năm học, Tiantian thậm chí đã tiến bộ cả trong khả năng âm nhạc, nghệ thuật, và đọc chữ. Những điều này trẻ có được từ những cải thiện để hướng đến một nền giáo dục toàn diện.

7. Vô vàn buổi dã ngoại

Trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã ngoại. Điều đó cũng có nghĩa là tôi phải đánh dấu vào lịch những ngày tôi cần chuẩn bị hộp ăn trưa cho con để bé mang đi theo đường. Tôi không thể đếm bao nhiêu lần Tiantian đi leo núi, bao nhiêu hồ bé đã nhìn thấy, hoặc có bao nhiêu động vật hoặc thực vật bé gặp.
Được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời

Bên cạnh đó, Tiantian cũng hay được đi nhặt quả sồi, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đê ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm… Tôi chỉ biết rằng có rất nhiều.

8. Khả năng phi thường của giáo viên

Trong một lớp mầm non Nhật có 10-30 học sinh, nhưng chỉ có một giáo viên. Ban đầu tôi đã khá nghi ngờ, nếu chỉ một giáo viên mà có thể kiểm soát hết tất cả chừng đấy học sinh thì quả thật “phi thường”. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi đã đánh giá thấp những giáo viên mẫu giáo Nhật Bản. Chỉ với một giáo viên này, cô đã có thể tổ chức ra chương trình văn nghệ của các bé (rất chuyên nghiệp), 30 tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách, ngày sinh nhật ba mươi trẻ em…tất cả đều rất qui củ và có phương pháp. Nhìn vào giáo viên, tôi thấy cô ấy luôn luôn vui vẻ và thoải mái, mặc dù cũng đã khoảng 50 tuổi.
Quả thật, những điều tôi đã "mắt thấy tai nghe" về nền giáo dục và nuôi dạy con cái của Nhật Bản quả thật luôn khiên tôi cảm thấy thú vị và khâm phục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét