Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Liên Hiệp hội Khoa học - Kỹ thuật địa phương nỗ lực phản biện vì môi trường - DVO

Liên hiệp Hội Việt Nam hiện nay gồm 78 Tổng hội/Hội KHKT ngành trung ương, 63 liên hiệp hội tỉnh/thành và 800 tổ chức KH-CN trong đó 430 tổ chức trực thuộc cơ quan TW LHHVN hình thành một hệ thống hội viên trong cả nước với gần 3 triệu trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học.

Theo điều lệ hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, các Tổng hội/Hội ngành TW có quyền thành lập các Hội thành viên của mình mà theo quy định khi thành lập Tổng Hội/ Hội ngành TW phải có tối thiểu là 5 hội thành viên. Các Hội thành viên của Tổng hội/ Hội được coi là các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

LHH KH-KT tinh, thanh no luc phan bien vi moi truong
GS.TSKH. Đặng Vũ Minh - Chủ tịch LHH Việt Nam.

Các Liên hiệp hội địa phương khi thành lập cũng phải có tối thiểu 5 hội thành viên và các hội thành viên của Liên hiệp hội địa phương và cũng được coi là các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Như vậy với cách tổ chức hệ thống liên hiệp hội như vậy thì có thể tóm tắt vị trí và vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp bằng sơ đồ như sau:

Mặt trận tổ quốc -> Liên hiệp Hội Việt Nam -> Tổng Hội/Hội ngành TW/LHH địa phương -> Tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Với một tổ chức lớn như vậy thì việc tham gia vào các hoạt động BVMT đã trở thành thế mạnh của Liên hiệp hội Việt Nam. Liên hiệp hội Việt Nam đã đăng ký được hàng trăm dự án bảo vệ môi trường (nhỏ) cho các Hội thành viên, các đơn vị KH-CN trực thuộc.

Mặc dù được Bộ TN-MT quan tâm hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường thông qua các dự án (xây dựng mô hình, xử lý ô nhiễm, truyền thông về BVMT...) nhưng đến nay LHHVN vẫn chưa hình thành được một nguồn kinh phí thường xuyên với Bộ TN-MT trong lĩnh vực tư vấn phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để thực hiện nội dung phối hợp là xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; đề xuất biện pháp xử lý vi phạm, tham gia giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc tư vấn, phản biện các dự án lớn có yếu tố nguy hại đến môi trường.

Có thể nói các tổ chức xã hội nghề nghiệp mà ở đây là các Hội và các liên hiệp hội địa phương đóng góp cho công tác BVMT chủ yếu ở khía cạnh tư vấn phản biện chính sách và tuyên truyền phổ biến thông tin về BVMT. Theo kết quả của một số nghiên cứu vừa qua cho thấy trong việc tư vấn phản biện chính sách môi trường các Hội và liên hiệp hội địa phương đã thực hiện được các hoạt động sau đây:

Một là, hoạt động bảo vệ môi trường của các hội/ tổng hội trực thuộc

Trong số các Hội ngành trung ương, có nhiều Hội tham gia trực tiếp vào lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường; Hội Địa lý Việt Nam; Hội Môi trường Giao thông Vận tải; Hội Môi trường Đô thị Việt Nam; Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam; Hội Kinh tế môi trường Việt Nam….

LHH KH-KT tinh, thanh no luc phan bien vi moi truong
Quang cảnh Hội nghị Giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương năm 2016.

Ngoài các Hội hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực môi trường, còn có nhiều Hội tham gia gián tiếp bằng cách cung cấp các chuyên gia hoặc tham gia một phần vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Hội các Phòng Thử nghiệm Việt Nam; Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam; Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Hội Nghề cá Việt Nam; Hội Tưới tiêu Việt Nam...

Trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các Hội ngành toàn quốc thường giữ vai trò là cơ sở cung ứng chuyên gia trong lĩnh vực của mình cho Liên hiệp Hội Việt Nam.

Hai là, hoạt động bảo vệ môi trường của các liên hiệp hội địa phương nhiều chính quyền địa phương đã ra quyết định về việc ban hành quy chế thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh, thành phố. Xin lấy một số ví dụ:

LHH KH-KT tỉnh Hà Tĩnh và các Hội thành viên với một số đề tài dự án như: Dự án xây dựng Thuỷ điện Hương Sơn, dự án Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt…Đặc biệt các hội ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng trong việc phản biện các quyết định giao đất giao rừng, góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

LHH KH-KT tỉnh Đồng Nai với các nội dung phối hợp như: Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường của tỉnh; tham gia giám sát việc tuân thủ thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; Tham gia phản biện và giám sát việc thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án môi trường; Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

LHH KH-KT tỉnh  Bình Định được Quỹ Môi trường Toàn cầu - Các dự án nhỏ tại Việt Nam (GEF-SGP) tài trợ kinh phí phản biện 3 dự án của tỉnh: Bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ...; Rà soát các văn bản pháp luật... nhằm kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, thúc đẩy việc quản lý tốt hơn ở 2 đầm Trà Ổ, Thị Nại; Tác động đô thị hóa... gây ngập úng tại phường Nhơn Bình, Nhơn Phú của TP. Quy Nhơn. Kết quả là nhiều nội dung phản biện hợp lý đã được UBND tỉnh chấp nhận, giao các ngành địa phương liên quan điều chỉnh chính sách phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét