Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Hơn 12.000 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học - DVO

Đây là con số thống kê được trong sách Khoa học và Công Nghệ Việt Nam năm 2014 do Bộ Khoa học và Công nghệ xuất bản. Theo Bộ này, số lượng tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học của Việt Nam vào năm 2013 tăng 760 người so với năm 2011 (11.501 tiến sĩ). Nghĩa là trung bình mỗi năm, có khoảng 380 tiến sĩ được đào tạo thuộc tất cả các ngành tham gia hoạt động nghiên cứu.

Hon 12.000 tien si tham gia nghien cuu khoa hoc 
Cơ cấu cán bộ nghiên cứu theo trình độ và theo khu vực hoạt động

Cũng theo Bộ Khoa học và Công nghệ, phần lớn cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ làm việc trong các cơ quan nhà nước. Số lượng này lên tới 11.411 người, chiếm 93%. Số lượng tiến sĩ làm việc tại các cơ quan ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài chỉ vỏn vẹn 851 người.

Có lẽ bởi dù số cán bộ nghiên cứu của Việt Nam nhiều nhưng do ít công bố nên chi phí cho mỗi bài báo đăng trên tạp chí khoa học vẫn khá lớn.

Trước đó, nhóm dự án S4VN (Trắc lượng Khoa học Việt Nam) vừa công bố bảng thống kê ISI (những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học - Institute for Scientific Information - ISI) của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) giai đoạn 2011-2015

Theo đó, tổng cộng số lượng bài báo công bố ISI của VASS trong 5 năm qua là 22 bài (tổng số lượt trích dẫn là 63).

Còn nghiên cứu sinh tiến sĩ Lê Ngọc Sơn (ĐH Công nghệ Ilmenau, Đức) đưa ra những con số về ngân sách cho VASS trong tương quan với những kết quả nổi bật mà VASS đạt được.

Cụ thể, trên cơ sở số liệu ngân sách nhà nước được công bố bởi Bộ Tài chính, anh Sơn cho biết, trong 5 năm (từ 2011 đến 2015), ngân sách nhà nước đã "rót" hơn 2.000 tỷ đồng tương đương 90,6 triệu USD cho VASS. Riêng năm 2015, Viện có 5 bài báo công bố quốc tế ISI và tổng chi phí tiêu tốn lên đến 504,5 tỷ đồng (khoảng 22,67 triệu USD).

Được biết, mỗi năm VASS đào tạo được 350 tiến sĩ.

Minh Thái (Tổng hợp)

Nông dân lớp 8 sáng chế độc quyền máy đào khoai tây - DVO

Nông dân Phạm Minh Thành (42 tuổi), ngụ đường Nguyễn Siêu, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), người sáng chế ra máy đào khoai tây với năng suất lao động mỗi ngày bằng 70 nhân công lao động nay đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận bảo hộ độc quyền với nhãn hiện máy đào khoai tây “Minh Thành Tài”.

Nong dan lop 8 sang che doc quyen may dao khoai tay
Anh Phạm Minh Thành bên máy đào khoai tây.

Từ thuở nhỏ, Phạm Thành Minh đã cùng gia đình lam lũ đào khoai tây mỗi khi bước vào thời kỳ thu hoạch. Lớn lên, lập gia đình, sinh con cái, khoai tây vẫn là cây trồng gắn bó với gia đình anh.

“Khổ nhất là thời điểm bước vào chính vụ, khắp Đà Lạt nhà nhà đào khoai tây chạy đua với thời gian để bán được với giá cao hoặc tránh khoai bị trúng mưa dẫn đến hư hỏng. Nhân công lao động thì khan hiếm, có thuê được giá cũng rất cao. Bởi vậy, tôi nảy sinh ý tưởng phải chế ra cái máy thu hoạch khoai tây để giảm bớt cực nhọc cho nhà nông, mà trước hết là phục vụ cho chính nhu cầu bức thiết của mình” -anh Thành chia sẻ.

Nong dan lop 8 sang che doc quyen may dao khoai tay
Năng suất của máy đào khoai tây bằng khoảng 70 nhân công lao động

Năm 2008, anh Phạm Minh Thành chính thức bắt tay vào việc sáng chế máy thu hoạch khoai tây. Sau hơn một tháng trời miệt mài với công việc gò hàn, chế tạo, lắp ghép…bỏ bê công việc đồng áng cho vợ và thuê thêm người làm, cuối cùng chiếc máy đào khoai tây đầu tiên đã cơ bản hoàn thành.

Ngày anh Thành đem máy đào khoai tây ra vườn hồ hởi chạy đào thử, rất đông người dân làm nông nghiệp quanh đó kéo tới chứng kiến, ai cũng lắc đầu, tỏ vẻ hoài nghi về khả năng công dụng của chiếc máy này.

Họ cũng vô cùng thất vọng về sự “nguy hiểm” của những lưỡi đào sắc nhọn. Ngoài rất nhiều củ khoai bị sót lại, phần được đưa lên khỏi mặt đất thì quá nửa số củ bị lưỡi sắt xén đứt ngang hoặc gây trầy xước, hư hỏng.

Nong dan lop 8 sang che doc quyen may dao khoai tay
Khoai tây được máy đào đưa lên mặt đất.

Phải mất mấy tháng tiếp theo, sau nhiều lần chỉnh sửa các chi tiết kỹ thuật, tháo ra, lắp vào, bỏ bớt phần này, thêm vào chỗ kia.. bỏ hẳn việc làm vườn để tập trung sáng chế máy đào khoai tây, cuối cùng anh Thành đã hạn chế được những lỗi kỹ thuật của chiếc máy này.

Nhưng để máy đào khoai tây thực sự hoạt động đạt được mục đích như kỳ vọng thì phải mất cả năm trời. Anh Thành vừa làm, vừa sửa chữa, nâng cấp các chi tiết. Anh tập trung nhiều thời gian công sức hơn cả cho việc sáng chế bộ phận đào củ khoai tây cho linh động, phù hợp với mọi địa hình của Đà Lạt. Chiếc máy khi hoàn thiện, củ khoai khi đào không còn bị sót, kể cả những củ rất nhỏ, không bị trúng lưỡi sắt gây đứt xém hoặc trầy xước.

Nong dan lop 8 sang che doc quyen may dao khoai tay
Người thu hoạch khoai tây giờ chỉ cần đi sau nhặt khoai

Khi hay tin anh Phạm Minh Thành sáng chế thành công máy đào khoai tây, hàng chục gia đình chuyên trồng loại nông sản này khắp Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng.. tìm tới quan sát thực tế. Ngay lần đầu tiên nhìn thấy chiếc máy hoạt động rất hiệu quả, tiện ích, nhiều người đã đặt vấn đề với anh Thành làm máy để bán cho họ.

“Rồi tiếng lành đồn xa, nhiều người ở các tỉnh phía Bắc cũng gọi điện đặt hàng và thế là máy đào của mình được xuất bán ra ngoài ấy. Tính đến nay, mình đã bán được hơn 200 máy, giao tận nơi và tùy theo xa hay gần mà máy được bán với giá từ 19 - 24 triệu đồng/chiếc”-anh Thành cho biết.

Nong dan lop 8 sang che doc quyen may dao khoai tay
Anh Phạm Thành Minh đã xuất bán khoảng 200 máy đào khoai tây do anh sáng chế.

Nông dân Trần Ngọc Lưu Long, ngụ thôn Măng Lin, phường 7, TP Đà Lạt cho biết, máy đào khoai tây do anh Thành sáng chế là chiếc máy đa năng: “Máy thu hoạch khoai tây vừa lấy được củ khoai, vừa đào xuống lòng đất sâu hơn 30cm, đăm nhỏ những cục đất lớn, thu hoạch xong khoai tây thì cũng coi như vừa làm đất xong, chỉ chờ ngày xuống giống loại hoa màu tiếp theo”.

Hiện máy đào khoai tây của anh Thành đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận độc quyền nhãn hiệu “Minh Thành Tài”. Điều làm cho mọi người ngạc nhiên hơn nữa là “cha đẻ” của máy đào khoai tây này mới chỉ học đến lớp 8 và không qua trường lớp đào tạo kỹ thuật cơ khí.

Theo CAND

Công xưởng nguyên thủy nhất thế giới được tìm thấy ở Việt Nam - DVO

Qua 7 năm cần mẫn trên mảnh đất Gia Lai, nhóm các nhà khảo cổ đến từ Viện khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga cùng Viện Khảo cổ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã phát hiện một sự thật chấn động giới khoa học về một công xưởng của người nguyên thủy.

Theo những bằng chứng khảo cổ, gần 800.000 năm trước Công nguyên trên mảnh đất này đã có chế tác dạng công xưởng của người nguyên thủy.

Phat hien cong xuong Viet Nam chan dong the gioi
Một mẫu đá được ghè 1 mặt tìm thấy ở Gia Lai. Ảnh: Sputnik Việt Nam

Hay đúng hơn, của các tiền nhân "người khôn ngoan" còn được gọi là "homo sapiens". Trong số những hiện vật vừa tìm thấy có công cụ độc đáo mà "homo erectus" dùng để săn bắn, chặt tre và đào đất.

Trước đây có định đề cho rằng người cổ đại chỉ chế tác công cụ  khi nào cực kỳ cần thiết. Thế nhưng hóa ra từ hàng triệu năm trước đây, sản xuất công cụ đã là hoạt động hàng loạt và được thực hiện ở trình độ cao. Cho đến đầu Công nguyên cư dân đôi bờ thượng lưu sông Ba trên đất Gia Lai đã thực sự bước vào thời đại văn minh Kim khí.

Phát hiện của các nhà khoa học Nga đặt dấu chấm hết cho những giả định được thảo luận trên thế giới suốt 40 năm qua theo nhiều khía cạnh. Người ta quen cho rằng sự hình thành con người đã diễn ra trên địa bàn châu Phi như là nơi phát xuất đầu tiên, nhưng phát hiện mới ở Việt Nam là cơ sở để các nhà khoa học Nga  chứng minh rằng quá trình tiến hóa của con người khôn ngoan diễn ra song song trên những châu lục khác nhau.

Được biết, các nhà chuyên môn Việt Nam dự định kết hợp với các nhà khoa học Nga xúc tiến dự án qui mô trong ít nhất 2-3 năm và trong tương lai trên lãnh thổ Việt Nam sẽ xây dựng một Trung tâm nghiên cứu về sự tiến hóa của con người.

Phat hien cong xuong Viet Nam chan dong the gioi
Tiến hành khai quật tại Gia Lai thời điểm năm 2016.

Trước đó, trong cuộc họp báo về thông báo kết quả ban đầu về phát hiện di tích khảo cổ học sơ kỳ thời đại đá cũ ở Việt Nam  hôm 11/4 do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam công bố, 5 di tích thời đại đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai là: Gò Đá, Rộc Tưng, Rộc Lớn, Rộc Hương, Rộc Giáo.

Các hố khai quật đã tìm thấy 58 hiện vật đá, gồm: 9 công cụ mũi nhọn, 5 công cụ chặt kiểu chopper, 9 nạo, 2 hòn ghè, 6 công cụ mảnh tước, 3 công cụ hạch không địa hình, 12 mảnh tước và 12 hạch đá. Hầu hết công cụ ở đây được làm từ đá quartz. Trong các hố khai quật này còn tìm thấy 21 mảnh tectit (thiên thạch) phân bố trong lớp văn hóa chứ công cụ đá.

Điều đó có nghĩa là, tectit từ vũ trụ xuống đây khi tầng văn hóa đã và đang hình thành.

Phat hien cong xuong Viet Nam chan dong the gioi
Một mảnh đá thiên thạch tectit được tìm thấy ở Gia Lai.

Các chuyên gia cho rằng, tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê là tương đương với giai đoạn Người vượn đứng thẳng (Homo erectus) - là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới.

Theo các nhà khoa học, những kết quả phát hiện ban đầu về di tích khảo cổ học sơ kì thời đại đá cũ ở Việt Nam sẽ có giá trị cho việc biên soạn lịch sử quốc gia, xây dựng bản đồ khảo cổ học Tây Nguyên, đề nghị xây dựng vùng An Khê, Gia Lai là di tích đặc biệt quốc gia.

Kim Chi(Tổng hợp Sputnik/VNN)

Thủy điện trên sông Hồng: Phản ứng của các Bộ - DVO

Ngày 5/5, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016, trước lo ngại của nhiều chuyên gia về dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện do Công ty TNHH Xuân Thiện (thuộc Tập đoàn Xuân Thành) đề xuất, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có câu trả lời về quan điểm của Bộ liên quan đến dự án này.

Thuy dien tren song Hong: Phan ung cua cac Bo
Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện có mức đầu tư 24.510 tỷ đồng.

Theo đó, ông Tự khẳng định dự án mới ở bước rất sơ khai, mới đề xuất ban đầu. "Tuy nhiên, với nhận thức dự án quan trọng này có ảnh hưởng tới môi trường, Bộ KH&ĐT đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan. Chúng tôi đã nhận được một số ý kiến có sự đồng thuận khá cao của các bộ, ngành, địa phương, nhưng đây mới chỉ là ở mức báo cáo Thủ tướng cho phép chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu dự án.

Muốn đầu tư dự án, còn phải qua ít nhất 2 bước nữa. Trước hết là các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề xuất dự án. Sau khi phê duyệt đề xuất dự án xong, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập báo cáo nghiên cứu khả thi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Khi đó nhà đầu tư mới được đầu tư. Với các nhà đầu tư, chúng ta rất khuyến khích các đề xuất sáng kiến của họ, nhưng không có nghĩa một khi đề xuất là anh được lựa chọn làm nhà đầu tư.

Quá trình lựa chọn nhà đầu tư phải qua quy định của Luật Đấu thầu, theo quy định của Nghị định 15 về PPP", Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Tự, Bộ nhận thấy dự án chắc chắn có tác động đến môi trường, nhưng ảnh hưởng như thế nào, trong quá trình thực hiện như nạo vét lòng sông, xây đập thủy điện, các âu tàu… thì phải có đánh giá tác động môi trường chi tiết và Bộ TN&MT phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định báo cáo này.

"Chúng tôi đã bước đầu báo cáo Chính phủ. Dự án này kéo dài từ Lào Cai suốt dọc sông như vậy, ảnh hưởng khá nhiều đến Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Và đặc biệt cần tính rất kỹ vấn đề thủy văn, thủy lợi, vấn đề xói lở hai bờ sông ra sao, xây dựng những đập dâng nước ở vị trí nào, địa chất ra sao, vấn đề mua bán điện thế nào… tất cả những vấn đề đó còn bỏ ngỏ.  Tất cả những vấn đề như vậy hiện nay dự án mới đề xuất ý tưởng ban đầu. Những vấn đề môi trường mà nhà báo quan tâm là hoàn toàn chính đáng và chỉ có thể giải quyết được ở giai đoạn sau", ông Tự nhấn mạnh.

Trong khi đó, tại cuộc họp báo sau đó của Bộ Công thương, trả lởi câu hỏi của báo chí về dự án giao thông tỷ đô dọc sông Hồng, ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định: Hiện chưa có dự án thủy điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch của Bộ Công thương.

Ông nhấn mạnh, để trả lời về sự cần thiết và dự án này có phải là siêu dự án hay không thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT chứ không phải Bộ Công thương.

Ông cũng cho biết, khi dự án này thực hiện tận dụng làm thêm thủy điện thì khả năng phát điện cũng chỉ khoảng 200MW, không đáng kể nên chỉ là thủy điện nhỏ.

Ông cho rằng, nếu xem xét có hiệu quả, giá bán điện hợp lý vẫn có thể chấp nhận được.

Được biết, Bộ KH&ĐT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành).

Dự án có mục tiêu là nâng cấp tuyến vận tải đường thủy dọc sông Hồng trên cơ sở kết nối 2 tuyến vận tải thủy lớn là Hải Phòng – Việt Trì và Hà Nội – Lạch Giang; cung cấp lượng điện năng lên tới 0,91 tỷ Kwh/năm.

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà đầu tư (Công ty TNHH Xuân Thiện) sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét 288 km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp III; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai.

Tính toán sơ bộ của Xuân Thiện cho thấy, dự án này cần tới 24.510 tỷ đồng, trong đó 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp bằng vốn chủ sở hữu; phần còn lại sẽ được huy động vốn vay thương mại.

Minh Thái(Tổng hợp)

Liên Hiệp hội Khoa học - Kỹ thuật địa phương nỗ lực phản biện vì môi trường - DVO

Liên hiệp Hội Việt Nam hiện nay gồm 78 Tổng hội/Hội KHKT ngành trung ương, 63 liên hiệp hội tỉnh/thành và 800 tổ chức KH-CN trong đó 430 tổ chức trực thuộc cơ quan TW LHHVN hình thành một hệ thống hội viên trong cả nước với gần 3 triệu trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học.

Theo điều lệ hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, các Tổng hội/Hội ngành TW có quyền thành lập các Hội thành viên của mình mà theo quy định khi thành lập Tổng Hội/ Hội ngành TW phải có tối thiểu là 5 hội thành viên. Các Hội thành viên của Tổng hội/ Hội được coi là các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

LHH KH-KT tinh, thanh no luc phan bien vi moi truong
GS.TSKH. Đặng Vũ Minh - Chủ tịch LHH Việt Nam.

Các Liên hiệp hội địa phương khi thành lập cũng phải có tối thiểu 5 hội thành viên và các hội thành viên của Liên hiệp hội địa phương và cũng được coi là các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Như vậy với cách tổ chức hệ thống liên hiệp hội như vậy thì có thể tóm tắt vị trí và vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp bằng sơ đồ như sau:

Mặt trận tổ quốc -> Liên hiệp Hội Việt Nam -> Tổng Hội/Hội ngành TW/LHH địa phương -> Tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Với một tổ chức lớn như vậy thì việc tham gia vào các hoạt động BVMT đã trở thành thế mạnh của Liên hiệp hội Việt Nam. Liên hiệp hội Việt Nam đã đăng ký được hàng trăm dự án bảo vệ môi trường (nhỏ) cho các Hội thành viên, các đơn vị KH-CN trực thuộc.

Mặc dù được Bộ TN-MT quan tâm hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường thông qua các dự án (xây dựng mô hình, xử lý ô nhiễm, truyền thông về BVMT...) nhưng đến nay LHHVN vẫn chưa hình thành được một nguồn kinh phí thường xuyên với Bộ TN-MT trong lĩnh vực tư vấn phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để thực hiện nội dung phối hợp là xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; đề xuất biện pháp xử lý vi phạm, tham gia giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc tư vấn, phản biện các dự án lớn có yếu tố nguy hại đến môi trường.

Có thể nói các tổ chức xã hội nghề nghiệp mà ở đây là các Hội và các liên hiệp hội địa phương đóng góp cho công tác BVMT chủ yếu ở khía cạnh tư vấn phản biện chính sách và tuyên truyền phổ biến thông tin về BVMT. Theo kết quả của một số nghiên cứu vừa qua cho thấy trong việc tư vấn phản biện chính sách môi trường các Hội và liên hiệp hội địa phương đã thực hiện được các hoạt động sau đây:

Một là, hoạt động bảo vệ môi trường của các hội/ tổng hội trực thuộc

Trong số các Hội ngành trung ương, có nhiều Hội tham gia trực tiếp vào lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường; Hội Địa lý Việt Nam; Hội Môi trường Giao thông Vận tải; Hội Môi trường Đô thị Việt Nam; Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam; Hội Kinh tế môi trường Việt Nam….

LHH KH-KT tinh, thanh no luc phan bien vi moi truong
Quang cảnh Hội nghị Giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương năm 2016.

Ngoài các Hội hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực môi trường, còn có nhiều Hội tham gia gián tiếp bằng cách cung cấp các chuyên gia hoặc tham gia một phần vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Hội các Phòng Thử nghiệm Việt Nam; Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam; Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Hội Nghề cá Việt Nam; Hội Tưới tiêu Việt Nam...

Trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các Hội ngành toàn quốc thường giữ vai trò là cơ sở cung ứng chuyên gia trong lĩnh vực của mình cho Liên hiệp Hội Việt Nam.

Hai là, hoạt động bảo vệ môi trường của các liên hiệp hội địa phương nhiều chính quyền địa phương đã ra quyết định về việc ban hành quy chế thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh, thành phố. Xin lấy một số ví dụ:

LHH KH-KT tỉnh Hà Tĩnh và các Hội thành viên với một số đề tài dự án như: Dự án xây dựng Thuỷ điện Hương Sơn, dự án Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt…Đặc biệt các hội ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng trong việc phản biện các quyết định giao đất giao rừng, góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

LHH KH-KT tỉnh Đồng Nai với các nội dung phối hợp như: Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường của tỉnh; tham gia giám sát việc tuân thủ thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; Tham gia phản biện và giám sát việc thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án môi trường; Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

LHH KH-KT tỉnh  Bình Định được Quỹ Môi trường Toàn cầu - Các dự án nhỏ tại Việt Nam (GEF-SGP) tài trợ kinh phí phản biện 3 dự án của tỉnh: Bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ...; Rà soát các văn bản pháp luật... nhằm kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, thúc đẩy việc quản lý tốt hơn ở 2 đầm Trà Ổ, Thị Nại; Tác động đô thị hóa... gây ngập úng tại phường Nhơn Bình, Nhơn Phú của TP. Quy Nhơn. Kết quả là nhiều nội dung phản biện hợp lý đã được UBND tỉnh chấp nhận, giao các ngành địa phương liên quan điều chỉnh chính sách phù hợp.

Trung Quốc dùng hóa chất đầu độc cá ở Trường Sa - DVO

"Khi chúng tôi ở đó hồi năm ngoái, cư dân địa phương xác nhận với chúng tôi rằng các tàu Trung Quốc thường xuyên thải hoá chất để phá hoại san hô và sinh vật biển.

Trung Quốc hung hăng phá hoại hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương tại Quần đảo Kalayaan (Quần đảo Trường Sa) để đuổi dân thường đi, cách ly các đảo.

Một khi tất cả dân thường rời đi, hoạt động quân sự chiếm các đảo của Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn", nhóm này cho hay.

Để tăng tính xác thực, tổ chức phi lợi nhuận này đăng kèm 2 bức ảnh chụpcá chết hàng loạt trên bãi biển Thị Tứ, ngày 30/4, đồng thời khẳng định cá chết là do tàu Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển.

Trung Quoc dung hoa chat dau doc ca o Truong Sa

Cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ. Ảnh: KALAYAAN ATIN TO

Quanh đảo Thị Tứ có khoảng 20-30 ha rạn san hô, là nơi sinh sống của nhiều loại cá tự nhiên (trong đó có rùa, cá heo, cá đuối...) và cá thương phẩm.

Báo Philstar vào tháng 5/2015, cũng đã từng dẫn lời một quan chức Philippines trên đảo Thị Tứ, Mary Joy Batiancila, cho biết ngư dân Trung Quốc thường xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ để đánh bắt hải sản trái phép.

Đáng lo ngại, ngư dân Trung Quốc dùng cả thuốc nổ và chất độc cyanide khiến nguồn cá tự nhiên, cả lớn lẫn nhỏ, đều bị tận diệt. Khi bị cảnh sát biển Philippines xua đuổi, tàu Trung Quốc rời đi nhưng sau đó lại quay lại.

Năm 2015, Tạp chí The National Interest cũng dẫn một báo cáo không được công bố của tổ chức bảo vệ môi trường Hòa Bình Xanh cho thấy Trung Quốc đã phá hủy hơn 300 ha san hô, gây thiệt hại kinh tế hằng năm lên đến 100 triệu USD. Thiệt hại được đánh giá vượt ra ngoài phạm vi các đảo nhân tạo, ảnh hướng đến các quốc gia sống ở vùng ven biển lân cận.

Cho đến hiện nay, chính phủ Philippines và Trung Quốc đều chưa bình luận về cáo buộc và đây là lần đầu tiên tuyên bố này được công khai.

Tuy nhiên, Manila từng cáo buộc Trung Quốc phá huỷ môi trường nghiêm trọng ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Hồi tháng 7/2015, Antonio Carpio, phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines, phát thông cáo cáo buộc Trung Quốc phá huỷ 17 đá gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khi xây đảo nhân tạo phi pháp ở đó.

Kalayaan Atin Ito là tổ chức phi lợi nhuận với sự tham gia của sinh viên và thanh niên Philippines. Mục đích của họ là "đoàn kết người dân Philippines chống lại sự hung hăng và chiếm đóng của Trung Quốc" trên biển Đông.

Nhóm này từng đi thuyền ra đảo Thị Tứ vào tháng 12/2015 và tháng 1/2016 để phản đối hành động cải tạo và quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên biển Đông.

Sơn Ca(Tổng hợp)

Máy bay ``made in Việt Nam`` sẽ bay thử trong tháng 6 - DVO

Trao đổi với Đất Việt, ngày 9/6, kỹ sư Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) cho biết, thời gian qua, do vướng một số việc bận cá nhân, cộng thêm gió quá mạnh, nên việc tập luyện máy bay của ông cũng nhiều gián đoạn.

Đặc biệt, ông Hiển cho biết: "Nếu tính tổng lại, cho đến nay, tôi đã bay được hơn 30 giờ, nên vẫn phải tập luyện bay thêm với hình thức bay treo. Từ giờ đến cuối tháng 6, nếu thời tiết ủng hộ thì việc bay thử nghiệm sẽ hoàn thành.

Khi đó, tôi sẽ kiểm tra độ ổn định, an toàn của máy bay, rồi ra ngoài Bộ Quốc phòng để xin giấy phép, rồi đưa trực thăng ra sân bay Biên Hòa để bay thử nghiệm".

Trực thăng "tự chế" của kỹ sư Bùi Hiển cất cánh

Tỷ lệ thành công theo dự đoán của ông Hiển là vô cùng cao, vì khi bay ở khu vực sân bay rất rộng, thoáng, điều kiện tốt hơn từ đường băng, đến không gian, đây là điều kiện giúp cho trực thăng của ông cất cánh tốt. Còn bãi tập hiện nay thì diện tích nhỏ, thậm chí xưởng sản xuất cũng diện tích bé.

Đặc biệt, trước đó, bản thân ông Hiển đã bay thử, trực thăng đã cất cánh với độ cao hơn 1 mét so với mặt đất, dừng khoảng 15 phút trên không.

Điều khiến ông Hiển lo lắng nhất hiện nay đó chính là thời tiết, vì giấy phép chỉ có hiệu lực trong vòng 1 ngày. Cho nên, ông đang xem xét, cân nhắc, lựa chọn ngày có thời tiết đẹp để xin giấy phép, nếu trời mưa, gió giông to quá, thì coi như mất công đi xin giấy phép.

Nhưng bình thường bay vào sáng sớm thì không có gió, mưa, còn bay vào buổi chiều thì nhiều khó khăn hơn.

"Sau khi bay thử nghiệm xong, tôi vẫn còn nhiều việc phải làm, khi bay thành công, tôi sẽ ra làm việc với Hiệp hội hàng không - vũ trụ Việt Nam về công nhận bản quyền.

Lúc đó nếu nhà nước cho phép, tôi sẽ làm hệ thống đi phun thuốc trừ sâu để giúp đỡ cho bà con nông dân. Dần dần nếu đủ điều kiện về tài chính tôi sẽ xin được phục vụ cho việc quay phim, giúp đỡ tìm kiếm cứu nạn khu vực nhỏ", ông Hiển tiết lộ.

Châu An