Để biết mình đã có thai hay là không, nhiều phụ nữ dựa vào những dấu hiệu và triệu chứng bất thường để nhận biết điều này.
Những dấu hiệu mang thai sớm ở phụ nữ sau đây sẽ giúp cho chị em nhận biết mình đã thực sự có bầu hay là không để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ và cuộc sống của bé sau khi chào đời.
Nhiều phụ nữ thường dựa vào chu kỳ kinh nguyệt sau đó sử dụng que thử thai để nhận biết mình có thai hay là không. Thế nhưng, đây chỉ là một trong những dấu hiệu mang thai. Những triệu chứng khác để chị em có thể chú ý như khó thở, căng tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều, đau đầu,...
Ngực nhạy cảm
Một trong những dấu hiệu mang thai sớm đó là ngực trở nên nhạy cảm. Chị em sẽ thấy các triệu chứng đau nhức, ngực căng hơn và nặng nề hơn. Thậm chí, chị em còn có thể nhận thấy đầu nhũ hoa thâm hơn và vòng thâm xung quanh nhũ hoa mở rộng ra. Mặc dù mỗi chu kỳ kinh nguyệt ngực phụ nữ đều trở nên nhạy cảm hơn bình thường, nhưng đây cũng là một dấu hiệu để nhận biết mình đã có thai hay là không.
Hầu hết các triệu chứng mang thai sớm, trong đó có ngực nhạy cảm, có liên quan đến mức độ gia tăng của hormone progesterone. Một lý do làm ngực căng và đau hơn là khi bắt đầu mang thai, cơ thể phụ nữ giữ nhiều nước hơn và làm các bộ phận trên cơ thể căng ra. Một chiếc áo ngực thoải mái sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian này, đặc biệt là trong lúc tập thể dục hay vận động mạnh.
Mệt mỏi
Nhiều phụ nữ thường bị rối loạn giấc ngủ trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tại thời điểm đầu thai kỳ, chị em sẽ thấy vô cùng mệt mỏi mặc dù đang nằm ì ngay trên giường. Nguyên nhân là do sự tăng cường nội tiết tố và nhữn sự xáo trộn trong cơ thể để hình thành bào thai.
Điều chị em cần làm là đi ngủ sớm là hãy ngủ khi buồn ngủ bất cứ khi nào mình có thể.
Cảm xúc không ổn định
Những thay đổi hormone cũng làm cảm xúc của phụ nữ bị xáo trộn nhiều hơn. Chị em dễ bị kích động hơn.
Nếu đã biết chắc chắn mình có thai (đặc biệt là mang thai lần đầu), nhiều phụ nữ có thể bị căng thẳng về việc trở thành bố mẹ sau 40 tuần nữa.
Hãy cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi và ăn nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày.
Đầu óc quay cuồng
Nhiều phụ nữ cảm thấy chóng mặt trong thời gian đầu của thai kỳ. Thậm chí có thể bị ngất xỉu. Nguyên nhân chính là do cơ thể tiết nhiều kích thích tố làm hạ huyết áp và gây ra tình trạng trên. Nếu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đó cũng là 1 dấu hiệu nhận biết có thai.
Buồn nôn
Buồn nôn có thể xảy ra sớm, mặc dù hầu như tới 7-9 tuần thai thì các triệu chứng này mới rõ ràng và dồn dập.
Chị em nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ giàu protein để kiểm soát cái dạ dày khó chịu chủa mình. Nước ép trái cây pha loãng, trà gừng hay trà bạc hà là những sự lựa chọn tốt nhất cho chứng buồn nôn.
Nhạy cảm với mùi thức ăn
Khi bắt đầu mang thai, nhiều phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, đặc biệt là mùi tanh. Vì thế, khi bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi mùi thức ăn trong gian bếp, có thể chị em đã mang thai rồi đấy.
Nhạy cảm với mùi thức ăn sẽ làm cho phụ nữ có cảm giác buồn nôn và không muốn ăn uống gì hết. Hãy bổ sung vitamin đầy đủ để đảm bảo rằng chị em đang nhận được nhiều chất dinh dưỡng và axit folic cho cơ thể. Axit folic sẽ giúp bé ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nhất định.
Đi tiểu thường xuyên
Thận có thể xử lý nước tiểu nhiều hơn trong thai kỳ. Nếu đi tiểu nhiều lần hơn mức bình thường, đó cũng là một lý do để chị em tin rằng mình đã mang thai.
Mặc dù đi tiểu nhiều, nhưng chị em phải bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.
Chuột rút và một vài giọt máu xuất hiện ở đồ lót
Chuột rút và 1 vài giọt máu là những dấu hiệu cho thấy trứng đã được thụ tinh và nằm trên niêm mạc thành tử cung.
Hy vọng với những thông tin về các dấu hiệu mang thai sớm ở phụ nữ trên đây sẽ giúp cho chị em phụ nữ bớt lo lắng và chuẩn bị mọi thứ cho thai kỳ thật tốt để mẹ tròn con vuông.
Chúc chị em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình thân yêu của mình!
Nguồn: Dấu hiệu mang thai - Hạnh Phúc Của Mẹ
Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015
Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015
Bí quyết làm tinh dầu gấc nguyên chất
Ngày nay, người ta hay dùng dầu gấc để làm đẹp và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy bí quyết để làm dầu gấc nguyên chất là gì?
Sau đây là hướng dẫn cho các mẹ cách làm dầu gấc ngay tại nhà mình.
Gấc là một loại cây dây leo được trồng khắp ba miền với tên gọi là Mộc Miết. Nhiều người chị biết xôi gấc, nhưng điểm tinh túy trong quả gấc chính là dầu gấc.
Trong dầu gấc chứa rất nhiều vitamin A, E và DHA rất cần thiết trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn. Hai loại vitamin này sẽ giúp cho bé phát triển toàn diện hơn.
Một điểm nổi bật khác của dầu gấc đó là chứa các vi chất như Beta caroten và Lycopen giúp bé tăng sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều căn bệnh. Người ta cho rằng cà chua giàu Lycopen nhất nhưng trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra hàm lượng Lycopen trong dầu gấc gấp...70 lần trong quả cà chua!
Đối với các bà mẹ, ngoài các công dụng cho sức khỏe, thành phần vitamin A và E trong dầu gấc giúp mẹ làm đẹp, chẳng hạn như làm đẹp da, chống rụng tóc và chống lão hóa. Đặc biệt hơn, những thành phần có trong dầu gấc vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư thư, đặc biệt là ung thư vú.
Công dụng của dầu gấc thật tuyệt vời phải không các mẹ!
Nào, cùng xoắn tay áo tự làm cho mình một lọ dầu gấc nhé các mẹ!
Bước 1: Gấc sau khi mua về bổ đôi ra và cạo hết phần hạt và phần thịt vàng ra tô.
Bước 2: Dùng muỗng cạo mạnh hạt gấc để lấy toàn bộ lớp màng đỏ. Nếu mẹ có nhiều thời gian hơn thì đem phơi hạt gấc khoảng vài giờ để hạt gấc từ tróc màng. Nên nhớ phơi chỗ sạch sẽ, thoáng khí và ít bụi bẩn.
Bước 3: Cho toàn bộ phần màng đỏ đã tách hạt và phần cơm vào nồi, sau đó cho dầu dừa vào và bắc lên bếp khuấy đều. Khi hỗn hợp trong nồi sôi thì hạ nhỏ vừa và chờ tới khi màu gấc hơi chuyển sang màu nâu sẫm thì tắt bếp.
Bước 4: Có thể để nguội hoặc lọc dầu ngay lập tức bằng khăn khô.
Như vậy là mẹ đã có 1 lọ dầu gấc nguyên chất tự làm rồi đấy.
- Khi mua gấc phải lựa những quả tròn màu cam hơi đỏ, gai nở đều và cầm chắc tay.
- Nên chọn dầu dừa để làm dầu gấc vì nhiệt độ bốc hơi của dầu dừa nằm khoảng 177 độ C, điều này sẽ làm cho tinh dầu gấc ngấm đều vào dầu dừa hơn các loại dầu khác.
Khi nấu cháo ăn dặm cho bé xong, mẹ có thể thêm 1-2 thìa dầu gấc và khuấy đều là có thể cho bé thưởng thức.
Làm đẹp:
- Mẹ có thể cạo lớp màng đỏ đắp mặt để giúp căng da, sáng và và ngăn ngừa mụn và khô da.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể thoa dầu gấc hằng ngày để làm đẹp (nhớ tẩy trang kỹ càng để tinh chất thấm sâu vào da mặt).
Trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích về dầu gấc và hướng dẫn cách làm dấu gấc mà mẹ có thể tự làm tại nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ cải thiện tình hình dinh dưỡng cho bé và sắc đẹp cho mẹ.
Chúc các mẹ thành công!
Sau đây là hướng dẫn cho các mẹ cách làm dầu gấc ngay tại nhà mình.
Gấc là một loại cây dây leo được trồng khắp ba miền với tên gọi là Mộc Miết. Nhiều người chị biết xôi gấc, nhưng điểm tinh túy trong quả gấc chính là dầu gấc.
Công dụng của dầu gấc
Trong dầu gấc chứa rất nhiều vitamin A, E và DHA rất cần thiết trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn. Hai loại vitamin này sẽ giúp cho bé phát triển toàn diện hơn.
Một điểm nổi bật khác của dầu gấc đó là chứa các vi chất như Beta caroten và Lycopen giúp bé tăng sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều căn bệnh. Người ta cho rằng cà chua giàu Lycopen nhất nhưng trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra hàm lượng Lycopen trong dầu gấc gấp...70 lần trong quả cà chua!
Đối với các bà mẹ, ngoài các công dụng cho sức khỏe, thành phần vitamin A và E trong dầu gấc giúp mẹ làm đẹp, chẳng hạn như làm đẹp da, chống rụng tóc và chống lão hóa. Đặc biệt hơn, những thành phần có trong dầu gấc vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư thư, đặc biệt là ung thư vú.
Công dụng của dầu gấc thật tuyệt vời phải không các mẹ!
Nào, cùng xoắn tay áo tự làm cho mình một lọ dầu gấc nhé các mẹ!
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gấc: 1 trái khoảng 1 kg
- Dầu dừa: 300 ml (mẹ cũng có thể sử dụng dầu ăn, dầu đậu nành hoặc dầu oliu
Hướng dẫn cách làm
Bước 1: Gấc sau khi mua về bổ đôi ra và cạo hết phần hạt và phần thịt vàng ra tô.
Bước 2: Dùng muỗng cạo mạnh hạt gấc để lấy toàn bộ lớp màng đỏ. Nếu mẹ có nhiều thời gian hơn thì đem phơi hạt gấc khoảng vài giờ để hạt gấc từ tróc màng. Nên nhớ phơi chỗ sạch sẽ, thoáng khí và ít bụi bẩn.
Bước 3: Cho toàn bộ phần màng đỏ đã tách hạt và phần cơm vào nồi, sau đó cho dầu dừa vào và bắc lên bếp khuấy đều. Khi hỗn hợp trong nồi sôi thì hạ nhỏ vừa và chờ tới khi màu gấc hơi chuyển sang màu nâu sẫm thì tắt bếp.
Bước 4: Có thể để nguội hoặc lọc dầu ngay lập tức bằng khăn khô.
Như vậy là mẹ đã có 1 lọ dầu gấc nguyên chất tự làm rồi đấy.
Những lưu ý khi tự làm dầu gấc tại nhà
- Khi mua gấc phải lựa những quả tròn màu cam hơi đỏ, gai nở đều và cầm chắc tay.
- Nên chọn dầu dừa để làm dầu gấc vì nhiệt độ bốc hơi của dầu dừa nằm khoảng 177 độ C, điều này sẽ làm cho tinh dầu gấc ngấm đều vào dầu dừa hơn các loại dầu khác.
Cách sử dụng dầu gấc:
Khi nấu cháo ăn dặm cho bé xong, mẹ có thể thêm 1-2 thìa dầu gấc và khuấy đều là có thể cho bé thưởng thức.
Làm đẹp:
- Mẹ có thể cạo lớp màng đỏ đắp mặt để giúp căng da, sáng và và ngăn ngừa mụn và khô da.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể thoa dầu gấc hằng ngày để làm đẹp (nhớ tẩy trang kỹ càng để tinh chất thấm sâu vào da mặt).
Trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích về dầu gấc và hướng dẫn cách làm dấu gấc mà mẹ có thể tự làm tại nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ cải thiện tình hình dinh dưỡng cho bé và sắc đẹp cho mẹ.
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: Cách làm dầu gấc - Hạnh Phúc Của Mẹ
Nhãn:
các chất dinh dưỡng,
dinh dưỡng bé,
mẹo vặt
Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015
Cách làm giá đỗ bằng đậu xanh, đậu đen và đậu nành
Cách làm giá đỗ bằng đậu xanh, đậu đen và đậu nành dưới đây sẽ giúp các bạn làm thực phẩm này ngay tại nhà.
Công dụng cho sức khỏe từ giá đỗ
Giá đỗ là một loại thực phẩm nếu làm và chế biến an toàn sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Nguồn cung cấp oxy
Trong một cây giá đỗ nhỏ chứa rất nhiều phân tử oxy giúp các tế bào trong cơ thể đủ điều kiện để hoạt động trơn tru. Những loại thực phẩm giàu oxy như giá đỗ giúp ngăn ngừa và phòng chống nhiều loại tác nhân gây bệnh.
Nguồn cung cấp kiềm
Nhiều người hay bị mất cân bằng các chất kiềm trong cơ thể do ăn uống không điều độ và hợp lý. Giá đỗ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất để lấy lại sự cân bằng trong cơ thể.
Nguồn cung cấp vitamin B và C
Trong giá đỗ có chứa nhiều các loại vitamin, protein và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B và C rất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, giá đỗ còn là nguồn chất xơ tự nhiên, chứa nhiều chất béo có lợi,...rất cần thiết cho cơ thể của mỗi người.
Giá đỗ thật tuyệt phải không nào!
Chúng ta cùng bắt tay vào làm loại thực phẩm bổ dưỡng này nhé!
Cách làm giá đỗ từ đậu xanh,đậu đen và đậu nành.
Cách 1: Ủ giá bằng khăn bông to hoặc vải
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đậu xanh (đậu đen, đậu nành): 100 gr
- Khăn mùi xoa: 1 cái
- Khăn bông to (hoặc vải): 1 cái
- Rổ đế cao 2cm: 1 cái
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Đậu xanh (đậu đen, đậu nành) sau khi mua về đem đãi cho sạch. Sau đó ngâm vào nước sôi để nguội khoảng 38 độ C và để qua đêm khoảng 8-12 tiếng để đậu nảy mầm. Bằng cách này, đậu cũng sẽ no nước và có nhiều dinh dưỡng hơn. Khi thấy toàn bộ đậu xanh đã ngâm nhú mầm nhỏ, đem bỏ đậu vào rổ và xả sơ qua nước lạnh 1 lần.
Bước 2: Lấy khăn mùi xoa trải dưới đáy rổ nhựa đã chuẩn bị, sau đó dàn đều đậu xanh (đậu đen, đậu nành) lên khắp bề mặt khăn.
Bước 3: Lấy chiếc khăn bông đã chuẩn bị gấp làm tư, sau đó thấm nước rồi trùm lên đậu đã trải đều trong rổ nhựa và đem đặt vào chỗ tối.
Bước 4: Khoảng hơn 1 tiếng thì dùng ca hoặc ly rót nước lạnh thấm đều bề mặt khăn bông, khoảng 20 lần/ ngày. Khoảng 3 ngày sau thì có thể lấy giá đỗ ra rửa sạch và sử dụng.
Cách 2: Ủ giá đỗ bằng tro bếp
Cách làm giá đỗ này dường như chỉ phù hợp với những gia đình nấu nướng bằng than củi. Nếu ủ bằng tro bếp, cọng giá đỗ sẽ căng tròn, ngọt và có cảm giác mát dịu khi thưởng thức.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đỗ xanh (đỗ đen): 100 gr
- Rổ dày: 1 cái (càng dày càng tốt để tro khỏi bị lọt ra ngoài)
Cách làm:
Đổ tro bếp vào rổ dày, tưới một ít nước lên bề mặt rồi dung tay phả và ấn nhẹ sao cho bề mặt tro trong rổ bằng phẳng (lớp tro khoảng 3 cm là được).
Dàn đều hạt đậu lên bề mặt lớp tro, sau đó phủ lên bề mặt lớp đậu một lớp tro khác (dày khoảng một nửa lớp tro dưới đáy) và tưới nước nhẹ nhàng, sau đó đem rổ đặt vào chỗ tối.
Mỗi ngày tưới nước để giữ ẩm cho rổ giá đỗ khoảng 2 lần là vừa. Khoảng 3 ngày là có thể đem giá đi rửa sạch và thưởng thức.
Lưu ý khi làm giá đỗ:
- Giá đậu xanh và đậu đen là làm nhanh hơn giá đậu nành, cho nên khi làm giá đỗ bằng đậu nành, các bạn nên ngâm đậu thật lâu để vỏ bong ra.
- Sau khi làm giá đỗ thì với cách làm bằng đậu xanh và đậu đen sẽ thu hoạch được nhiều hơn đậu nành. Nhưng các bạn đừng buồn, giá đậu nành rất tốt cho sức khỏe đấy.
- Với giá đỗ, các bạn có thể xào, luộc và ăn sống tùy thích.
- Không nên lựa các loại hạt xuất xứ từ Trung Quốc để làm giá đỗ.
- Nếu đãi trước lớp vỏ bên ngoài thì thời gian thu hoạch sẽ được rút ngắn lại.
- Với giá đỗ bằng đậu xanh và đậu đen, 1-1,5 kg đậu sẽ cho ra khoảng 10-13 kg giá. Tùy vào nhu cầu của gia đình mà số lượng đậu làm giá sẽ linh hoạt.
- Với trường hợp để cọng giá nảy mầm quá lớn, thân cọng giá có màu tím và đã có rễ và lá xanh. Nếu ăn cọng giá này sẽ rất đắng. Vì thế bạn có thể ủ tiếp thành rau mầm, sau đó cắt bỏ rễ để hết đắng nhé!
Với cách làm giá đỗ tại nhà này, bạn sẽ kiểm soát được mức độ an toàn của thực phẩm và thưởng thức một cách tươi ngon nhất.
Hy vọng những thực đơn, món ăn với giá đỗ làm tại nhà sẽ làm gia đình bạn thêm an tâm về dinh dưỡng và sức khỏe.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Cách làm giá đỗ
Nhãn:
cách làm giá đỗ,
mẹo vặt,
món ngon mỗi ngày
Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015
Mẹ phải làm thế nào khi trẻ biếng ăn?
Nhiều mẹ đau đầu khi bé nhà mình biếng ăn. Bé gầy hẳn ra khiến mẹ rất xót. Vậy mẹ phải làm thế nào khi trẻ biếng ăn?
Hỗ trợ kịp thời cho hệ tiêu hóa của trẻ
Việc làm trước tiên là phải dùng các biện pháp để tăng hiệu suất hấp thụ dưỡng chất có trong thức ăn trong mỗi bữa ăn của bé.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chua phát triển đầy đủ nên chưa hoàn thiện và rất non yếu. Cho nên khi ăn uống bé khó có thế hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Điều phụ huynh phải làm là hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng đường ăn hoặc uống. Nhiều mẹ học cách làm sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho con. Sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
Nhiều mẹ tìm những thực đơn cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho bé. Đi kèm các thực đơn này là những món ăn rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa nên cho dù trẻ ăn ít nhưng vẫn có được lượng dinh dưỡng đầy đủ cho quá trình tăng trưởng và phát triển.
Nếu cách này không thành công và tình trạng trẻ biếng ăn ngày càng trầm trọng hơn, mẹ nên cho bé gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất.
Giúp bé ăn ngon miệng hơn
Để giúp bé ăn ngon miệng hơn, mẹ có thể áp dụng hai cách đó là tăng cường các chất kích thích thèm ăn và ngon ngon như Vitamin nhóm B, kẽm, lysine,...và cách còn lại là hãy trở thành một nghệ sĩ trong nhà bếp để chế biến những món ăn bổ dưỡng, thơm lừng và vô cùng bắt mắt.
Với cách đầu tiên, mẹ có thể bổ sung vitamin nhóm B, kẽm và lysine cho con bằng cách lựa chọn rau củ quả, ngũ cốc và cũng có thể là sữa công thức.
Với cách thứ hai, mẹ nên để ý tới màu sắc, mùi vị và cách trình bày các món ăn vì chúng rất quan trọng trong quá trình giúp bé ăn ngon miệng.
Cho bé ăn khi bé thực sự đói và muốn ăn
Mẹ hãy dành thời gian theo dõi bé để biết khi nào bé thực sự đói và muốn ăn để cho bé ăn kịp thời. Điều này rất quan trọng. Nó giúp bé biết đâu là no, đâu là đói và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn. Khi đói, dạ dày của người tiết ra nhiều enzym để kích thích cảm giác thèm ăn, ngay cả ở trẻ em cũng vậy. Khi bé đói và muốn ăn, mẹ nên cho bé ăn với một lượng thức ăn vừa đủ để bé có thể ăn ngon lành ở bữa ăn sau.
Tạo lập thói quen ăn uống khoa học cho trẻ nhỏ
Hãy cho trẻ luyện tập các thói quen tốt ngay từ khi còn bé, đặc biệt là ăn uống. Với thói quen ăn uống khoa học, bé sẽ phát triển một cách toàn diện hơn. Chỉ cho trẻ ăn ba bữa chính và hai bữa phụ trong ngày và dãn cách thời gian mỗi bữa ăn là 2 tiếng đồng hồ. Mọi bữa ăn đều phải được diễn ra tại một thời gian nhất định trong ngày.
Ngoài ra, mẹ phải giúp bé tránh các thói quen xấu như ăn vặt trước bữa cơm, xem tivi hoặc chơi khi ăn.
Mọi người cùng chung tay giúp trẻ hết biếng ăn
Nhiều trẻ có cảm giác sợ hãi khi bước vào một bữa ăn vì chịu áp lực ăn uống từ bố mẹ. Bố mẹ không nên ép bé ăn bằng phương pháp dọa nạt hay bạo lực. Điều này chỉ làm cho tình trạng biếng ăn ở trẻ trở nên trầm trọng hơn thôi. Hãy cùng tất cả các thành viên trong gia đình tạo không khí vui tươi trước và trong bữa ăn để bé không có cảm giác bữa ăn là "một cuộc chiến". Một cuộc thi ăn giữa ông bà hoặc bố mẹ với bé, ai ăn hết trước sẽ được massage chẳng hạn. Hãy linh hoạt trong phần thưởng để tránh làm bé chỉ ăn khi phần thưởng là bánh kẹo, đi chơi,...
Hãy tạo không khí trong bữa ăn cho bé!
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé tham gia các lớp bơi lội, võ thuật,...để cơ thể bé vận động nhiều. Vận động nhiều sẽ làm cơ thể mau đói và giúp bé ăn ngon hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé tham gia các lớp bơi lội, võ thuật,...để cơ thể bé vận động nhiều. Vận động nhiều sẽ làm cơ thể mau đói và giúp bé ăn ngon hơn.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho các mẹ trả lời được câu hỏi Trẻ biếng ăn phải làm sao? Hãy chăm con có khoa học để bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não nhé các mẹ!
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: Trẻ biếng ăn phải làm sao - Hạnh Phúc Của Mẹ
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015
Những món ăn bổ dưỡng cho trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn rất khó khăn trong việc ăn uống, hầu như món nào cũng làm bé ngán ngẩm. Thế nhưng những món ăn sau đây sẽ làm nên điều kỳ diệu.
Cháo chim cút
Chuyển bị nguyên liệu:
– Chim cút: 1 con khoảng 250-300 gr
– Gạo nếp: 30 gr
– Gạo tẻ: 50 gr
– Vỏ quýt khô: 30 gr
– Cùng các loại gia vị
Cách làm:
– Chim cút làm sẵn sau khi mua về bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên và chân. Tiếp đến rửa thật sạch và ướp mắm muối, gia vị trong 20 phút.
– Vỏ quýt khô dùng cối tán nhuyễn hoặc dùng máy xay xay thành bột, sau đó cho vào bụng chim cút đã ướp.
– Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch, đem nấu cháo thật nhừ.
– Khi cháo đã nhừ, bỏ chim cút vào hầm cho mềm. Nêm nếm cho vừa ăn là có thể cho bé thưởng thức.
Cháo chim cút này chứa rất bổ dưỡng cho cả người lớn và trẻ em. Với cách nấu cháo chim cút cho trẻ biếng ăn này mẹ nên cho bé ăn ngày 1 lần, ăn kéo dài trong vòng từ 5-10 ngày liền sẽ khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Cháo ếch
Chuẩn bị nguyên liệu
– Ếch: 1 con (150-200 gr)
– Cà rốt: 1 củ khoảng 50 gr (nên chọn cà rốt Đà Lạt)
– Gạo tẻ, gạo nếp: 1 nắm
– Gia vị
Cách làm:
– Ếch sau khi mua về cắt bỏ bàn chân, đầu và nội tạng, sau đó ướp gia vị, mắm muối trong 20 phút.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa thật sạch và xay thành bột.
– Gạo vo sạch sau đó nấu nhừ thành cháo, sau đó bỏ ếch vào đến khi ếch mềm thì bỏ cà rốt vào khuấy đều đến khi cháo sôi trở lại là có thể cho bé ăn.
Ăn mỗi ngày một lần và kéo dài từ 5-10 ngày loại cháo ếch này là một giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn.
Cá chép hấp gừng
Nguyên liệu
– Cá chép: 1 con khoảng 300-500 gr
– Gừng: 1 củ nhỏ khoảng 25 gr
– Vỏ quýt: 1-2 cái
Cách làm:
– Cá chép sau khi mua về đánh sạch vảy, sau đó mổ bụng lấy hết ruột ra và rửa sạch.
– Gừng băm nhỏ
– Vỏ quýt rửa thật sạch rau đó nhét vào bụng cá cùng các loại gia vị (mẹ cũng có thể dùng một túi vải sạch để đựng và nhét vào bụng cá).
– Hấp cách thủy cá chép cùng với gừng hoặc nấu chín để cho bé ăn. Nên dỗ bé ăn cả nước lẫn cá.
Với món cá chép hấp gừng này, mẹ có thể cho bé ăn 2 lần trong ngày.
Cháo tim heo
Nguyên liệu:
– Tim heo: 100 gr
– Gạo nếp: 1 nắm
– Hạt cau: 1 nửa hạt
– Gia vị
Cách làm:
– Tim heo sau khi mua về rửa thật sạch, sau đó cắt và băm nhỏ rồi ướp với các loại gia vị cùng mắm muối. Tiếp đến, xào chín phần tim heo bằm này.
– Hạt cau cho vào chén giã nhỏ, cho vào 300 ml nước lạnh khấy đều sau đó lọc lấy phần nước.
Lấy phần nước cau nấu cháo gạo nếp. Ninh cháo thật nhừ sau đó bỏ phần tim heo vào khuấy đều, nêm cho vừa ăn thì tắt bếp.
Cháo này thích hợp ăn lúc còn âm ấm, cho trẻ ăn ngày 2 lần vào lúc đói, ăn một tuần 3 lần, cứ 2 ngày ăn 1 lần. Nên cho trẻ ăn kéo dài khoảng 2 tuần.
Hy vọng với thực đơn cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng này sẽ giúp cho mẹ và bé đẩy lùi được tình trạng biếng ăn.
Chúc bé hay ăn, chóng lớn và luôn ngoan ngoãn nhé!
Nguồn: Thực đơn cho trẻ biếng ăn - Hạnh Phúc Của Mẹ
Nhãn:
dinh dưỡng bé,
suy dinh dưỡng,
trẻ biếng ăn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)