Làm thế nào để bạn biết rằng những cơn đau đột ngột lúc nửa đêm là bình thường hay cần thiết phải gọi cho bác sĩ? Bạn không nên chủ quan và cần lưu ý nếu thấy các biểu hiện sau khi mang thai:
- Đi tiểu đau hoặc rát, ít hoặc không đi tiểu.
- Ốm nghén kéo dài: Nghén lên nghén xuống hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt.
- Đau nhức đầu dai dẳng hoặc đau đầu kèm theo mờ mắt, khàn giọng hoặc bị tê.
- Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, tim đập nhanh hay trống ngực đập thình thịch.
Thông tin khác về chuẩn bị mang thai:
Suc khoe cho ba bau
Sua danh cho ba bau
Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.
- Cảm giác ngứa khắp cơ thể hoặc chỉ ngứa dữ dội ở thân mình, cánh tay, lòng bàn tay, chân hoặc lòng bàn chân.
- Áp lực vùng chậu: Có cảm giác thai nhi đang được đẩy xuống, đau lưng dưới, khó chịu như đang hành kinh hoặc đau bụng, hoặc nhiều hơn ba cơn đau trong một giờ trước tuần thai 37.
- Sưng, phù nề đột ngột: Khuôn mặt và mắt sưng húp, bàn tay, bàn chân hoặc mắt cá chân có dấu hiệu sưng phù đột ngột hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 4kg trong một tuần.
- Bị chuột rút dai dẳng, đau bắp chân khi đi bộ xung quanh, khó khăn khi thử uốn cong bàn chân về phía mũi hoặc một chân bị sưng nhiều hơn so với chân kia.
- Dịch tiết âm đạo gia tăng: Khi bạn mang thai, dịch có dạng trong, nhờn hoặc kèm theo máu màu hồng nhẹ. Nếu thai sau 37 tuần mà dịch tiết âm đạo có máu, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xem đây có phải là dấu hiệu sinh non.
- Thai nhi chuyển động ít hơn bình thường: Hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên theo dõi hoạt động của bé bằng việc đếm số lần bé máy hàng ngày hay không. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách tính cụ thể và khi nào nên gọi cho bác sĩ.
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau, nếu gặp phải, bạn nên đến ngay bác sĩ để được khám và tư vấn:
- Tiếp xúc với một bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, bệnh sởi hoặc rubella mà chưa tiêm phòng miễn dịch hoặc đang có dấu hiệu nhiễm trùng, nên gọi cho bác sĩ trước khi đến khám.
- Khó thở tức ngực: Nếu bạn khó thở hoặc thở dốc, tức ngực hoặc đau bụng, chóng mặt đột ngột hoặc nôn nặng, giảm chuyển động của thai nhi, sốt cao mặc dù đã dùng thuốc acetaminophen thì nên đến bác sĩ ngay.
- Trầm cảm hoặc có dấu hiệu lo lắng thái quá: Nếu bạn đang có tâm trạng buồn bã, thất vọng, cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương, hoang mang sợ hãi, khả năng tập trung kém, mất kiểm soát hoặc có những suy nghĩ làm hại chính mình, nên tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
- Phơi nhiễm dịch cúm: Cúm thông thường và cúm H1N1 đều rất nguy hiểm cho thai phụ. Vì vậy, nên đến bác sĩ khám ngay nếu bạn đã tiếp xúc gần với người bị bệnh cúm hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng cúm nào, có thể bao gồm sốt, đau họng, ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và ớn lạnh. Triệu chứng thỉnh thoảng có thể bao gồm nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Cơ thể thai phụ thay đổi rất nhanh chóng, thật khó để biết những gì bạn đang trải qua là bình thường hay bất thường. Nếu bạn không chắc chắn liệu triệu chứng đó có nghiêm trọng hay không, chỉ cần thấy khó chịu trong người thì nên gọi cho bác sĩ để được chăm sóc kịp thời. Nhớ là không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả, vì nếu triệu chứng là bình thường, bạn cũng sẽ yên tâm hơn, giảm căng thẳng và biết cách chăm sóc sức khỏe hơn. Nếu bạn không tiện hay không thể gọi được cho bác sĩ, nên đến khám ở bệnh viện phụ sản hoặc phòng cấp cứu.
Ngay cả khi những triệu chứng của bạn không có trong danh sách này, thay vì cứ lo lắng và chịu đau hàng giờ, nên gọi cho bác sĩ để kiểm tra xem có khả năng sinh non hoặc chỉ do căng dây chằng. Nếu thai đang gần tới ngày sinh, mẹ cũng cần kiểm tra các dấu hiệu của việc lâm bồn và nhập viện kịp thời.
Theo: http://vnanmum.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét