Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Cách phát hiện con bị suy dinh dưỡng

Nhiều mẹ đau đầu khi con ngày càng gây guộc và xanh xao nhưng không biết là bé bị bệnh gì hay bị suy dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để phát hiện con bị suy dinh dưỡng?
Con em 17 tháng tuổi chỉ nặng 10 kg, có bị suy dinh dưỡng không, cần bổ sung thuốc gì cho bé ăn ngon và tăng cân nhanh? (Mỹ Thoa)

Những thông tin về trẻ lười ăn chậm tăng cân
Những thông tin về trẻ biếng ăn thì phải làm sao
Những kiến thức về giải pháp cho bé biếng ăn chậm tăng cân
Xem thêm những bài viết bổ ích về trẻ 1 tuổi biếng ăn

Trả lời:

Chào bạn,

Để biết bé có suy dinh dưỡng hay không, bạn nên theo dõi cân nặng theo biểu đồ tăng trưởng suốt từ lúc sinh đến số tháng tuổi hiện tại của con bạn. Trong bất kỳ sổ khám sức khỏe nào của bé cũng đều có biểu đồ tăng trưởng này.

Bằng cách chiếu trên biểu đồ tăng trưởng có trục dọc là cân nặng theo kg, trục ngang là tuổi tính theo tháng, nhìn vào điểm giao nhau giữa hai trục trên thì chúng tôi thấy con bạn vẫn nằm trong kênh sức khỏe bình thường. Từ đó suy ra con bạn 17 tháng tuổi nặng 10 kg là bình thường.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất, sao cho cân bằng giữa các nhóm chất. Ở lứa tuổi này bé nên được ăn 3 bữa cháo và 2 bữa sữa mỗi ngày. Lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày của bé như sau:

- Gạo: 100-150 g.

- Đạm (thịt, cá, tôm): 100-120 g.

- Dầu: 20-30 g.

- Rau xanh: 50-60 g.

- Trái cây: 100-150 g.

- Sữa: 500 ml (nếu không bú mẹ).

Chúc bạn và cháu luôn mạnh khỏe.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Dung

Khoa Nội Tổng hợp Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Điều trị biếng ăn bằng thuốc ở trẻ và những điều cần biết


Nuôi con đã cực khổ, khi con mắc bệnh gì lại cực hơn. Khi trẻ mắc chứng biếng ăn, cả nhà chạy đôn chạy đáo để chữa trị. Việc dùng thuốc để điều trị trẻ biếng ăn có điều gì cần lưu ý?

Quá mệt mỏi vì con biếng ăn, được đồng nghiệp mách nước một loại thảo dược giúp trẻ ăn ngon, ngủ khỏe, chị Minh liền mua về cho bé Mai dùng thử. Nhờ có thảo dược hỗ trợ, 3 tháng nay, bé ăn uống rất ngon miệng, đi tiêu cũng đều đặn, da dẻ hồng hào hơn. Tuy nhiên hễ chị Minh dừng cho con uống thuốc là bé lại biếng ăn như cũ.

Tin liên quan:

Có thể bạn quan tâm đến bé biếng ăn chậm tăng cân

Những bài viết liên quan về trẻ biếng ăn phải làm sao

Những thông tin về giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn

Những kiến thức về trẻ 1 tuổi biếng ăn



Tại một phòng khám dinh dưỡng ở TP HCM, chị Trà kéo con gái lại chỉ những biểu hiện bụng to, mặt hơi sưng phù, tay chân gầy gò, ốm yếu. Trước đây, cứ mỗi bữa ăn là bé ngậm thức ăn không chịu nuốt, 2 tháng liền không tăng cân. Chị nghe lời giới thiệu của người quen, mua thuốc chán ăn về cho bé dùng. Ban đầu, bé ăn ngủ tốt hơn, sau một thời gian thì bắt đầu có biểu hiện như trên.

Bác sĩ cho biết loại thuốc bổ mà bé gái nhà chị Trà đang uống có trộn lẫn thuốc ngủ và một số loại chất gây thèm ăn, vì thế gây rối loạn hệ tiêu hóa của bé và sẽ có nhiều tác hại nếu tiếp tục dùng lâu dài. Khi dùng những loại thuốc này, bé dễ dàng tăng cân một phần còn là do tính chất tích nước, giữ nước trong thuốc.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người lớn không nên tự ý mua các loại thuốc, thảo dược khi trẻ biếng ăn. Cơ thể trẻ, đặc biệt là các cơ quan thải loại còn rất non nớt, mong manh. Việc dùng các loại thuốc bổ, thảo dược mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn rất dễ dẫn đến những rối loạn, tổn thương cho một số bộ phận trong cơ thể bé.

Bổ sung thảo dược có thể tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể trẻ. Nếu dùng lâu dài, hệ thống tiêu hóa dễ bị trì trệ. Một khi lượng men tiêu hóa được đưa vào thụ động nhiều, bộ phận sản xuất các men tiêu hóa của cơ thể trở nên lười biếng, giảm công suất và dần dần đình đốn, phụ thuộc vào sự hỗ trợ tiêu hóa từ bên ngoài.

"Sử dụng thảo dược không hợp lý cũng có thể dẫn đến tình trạng bé dị ứng với các thành phần có trong thảo dược, hoặc một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ, như chậm lớn, bé bị phù, loãng xương," bác sĩ Diệp cho biết.

Trên thực tế, trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân: Bệnh tật, mọc răng, thay đổi thời tiết, chế độ và khẩu phần ăn uống không hợp lý, yếu tố tâm lý, bị dọa nạt, không được quan tâm… Do đó, người lớn không nên vội vàng cho trẻ uống các loại thảo dược, thuốc bổ, các loại men tiêu hóa, thuốc kích thích... mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ để có hướng khắc phục hợp lý. Trong trường hợp phải cần phải dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhất định phải có chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.